Hệ thống trạm quan trắc ở Việt Nam
Tính đến năm 2002, số trạm quan trắc quốc gia đã có 21 trạm được thành lập, tiến hành quan trắc các thành phần môi trường như: nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước mưa, nước biển, đất, phóng xạ, không khí xung quanh và tiếng ồn, chất thải rắn, môi trường lao động, y tế và công nghiệp,... tại hàng nghìn điểm quan trắc trên toàn quốc với tần suất khoảng từ 2 đến 6 lần/năm.
Căn cứ theo Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, mạng lưới trạm quan trắc quốc gia được chia thành hai loại: Mạng lưới quan trắc môi trường nền và Mạng lưới quan trắc môi trường tác động.
- Mạng lưới quan trắc môi trường nền được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường không khí và nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn và mạng lưới quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất quản lý.
- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một số trạm, điểm quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam... quản lý thực hiện.
Mục tiêu cụ thể của hệ thống trạm quan trắc gồm
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế
Xây dựng hệ thống quan trắc để:
– Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
– Theo dõi lưu lượng/khối lượng/tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
– Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
– Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Yêu cầu đối với một hệ thống quan trắc online tự động, liên tục
- Đối với Nước thải
– Thành phần cơ bản của một hệ thống trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm:
+ Thiết bị quan trắc tự động liên tục
+ Thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền dữ liệu
+ Dung dịch chuẩn
+ Thiết bị lấy mẫu tự động
+ Camera
+ Cơ sở hạ tầng
– Vị trí đặt trạm quan trắc: phải đảm bảo đại diện, đặc trưng cho nguồn thải cần quan trắc và phải ở ngay sau hệ thống xử lý nước thải, trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
– Thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm định kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng chất chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải đảm bảo tối thiểu 1tháng/lần bởi đơn vị vận hành hệ thống. Hoạt động bảo trì, sửa chữa thay thế linh kiện phải được lập kế hoạch và quy định trong quy trình vận hành.
– Thời gian hoạt động của hệ thống phải liên tục. Trong thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì, sửa chữa, thay thế linh kiện phụ kiện thiết bị trạm quan trắc, thiết bị đo và phân tích, nước thải không được xả ra môi trường.
– Trước khi hệ thống được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi Trường theo yêu cầu của thông tư 24/2017/BTNMT.
– Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc môi trường online tự động, liên tục của hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu quy định tại bảng 23, khoản 1, Điều 51, Thông tư 24/2017/BTNMT. Các yêu cầu về Chất chuẩn, Thiết bị lấy và lưu mẫu tự động, Camera được quy định tại khoản 2, 3, 4, Điều 51, Thông tư 24/2017/BTNMT.
– Việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phải được thực hiện trước khi hệ thống đi vào vận hành chính thức và định kỳ 1 lần/năm bởi bên thứ 3 để đảm bảo tính khách quan.
- Đối với Khí thải
– Thành phần cơ bản của một hệ thống trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:
+ Thiết bị quan trắc tự động liên tục
+ Thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền dữ liệu
+ Dung dịch chuẩn
+ Thiết bị lấy mẫu tự động
+ Camera
+ Cơ sở hạ tầng
– Vị trí lắp đặt hệ thống quan trắc: Đối với các chất ô nhiễm dạng hạt thì cách xác định lỗ quan trắc phải tuân thủ theo quy định về xác định lỗ lấy mẫu tại khoản 1 mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/BTNMT. Đối với các chất ô nhiễm dạng khí thì vị trí lỗ quan trắc phải thỏa mãn điều kiện: không ở miệng ống khói, không ở vị trí ống bị co thắt, giãn nở, không ở gân quạt đẩy, quạt hút và ưu tiên chọn nơi có dòng khí chuyển động ổn định.
– Thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng khí chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải đảm bảo tối thiểu 2 tuần/lần. Khí chuẩn dùng để kiểm tra định kỳ được quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư 24/2017/BTNMT.
– Thời gian hoạt động của hệ thống quan trắc online phải liên tục, ngoại trừ trường hợp thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa, thay thế thiết bị, linh phụ kiện đã được đơn vị vận hành hệ thống lập kế hoạch và quy định trong quy trình vận hành.
– Trước khi hệ thống quan trắc online được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi Trường theo yêu cầu của khoản 5 Điều 53 thông tư 24/2017/BTNMT.
– Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị trạm quan trắc tự động, liên tục phải đáp ứng yêu cầu của theo nhưng quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 24/2017/BTNMT.
– Việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phải được thực hiện trước khi hệ thống đi vào vận hành chính thức và định kỳ 1 lần/năm bởi bên thứ 3 để đảm bảo tính khách quan.
Như vậy, các đơn vị phải lắp đặt hệ thống quan trắc online tự động, liên tục khi tiến hành lắp đặt hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật theo quy định tại Chương IV Thông tư 24/2017/BTNMT. Một hệ thống phải có đủ các thiết bị đo tối thiểu cho các thông số đã được quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
-------------------------------
Liên hệ với chúng tôi qua hotline 024 62811208 để được tư vấn gói dịch vụ phù hợp nhất.
FAX: +84 24 62811208
Send Message: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Địa chỉ
PGDMB: Phòng 1501, nhà 17T4, đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
PGDMN: P. D902, Block D, KĐT Petrovietnam Landmark, 69 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, quận 2, TP.Hồ Chí Minh